Thursday, July 30, 2009

Muon mat nghe Nhan su

Trong các tổ chức hiện nay, không phải lúc nào nhân viên cũng có thể 'gõ cửa phòng' các CEO để bày tỏ mối quan tâm. Người làm nghề nhân sự chính là người đảm bảo quan hệ tốt đẹp trong công ty.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được rằng giải phóng nguồn nhân lực con người và đảm bảo sự hiểu biết, mối quan hệ thông suốt từ các cấp cao nhất đến từng nhân viên là điều kiện sống còn quyết định sự thành công và khả năng cạnh tranh của mỗi tổ chức. Do đó, người làm quản lý nhân sự được ví như cánh tay trái của CEO, có khả năng tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của người lao động làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, tận tụy với nhiệm vụ được đảm nhận và chung sống lâu dài với công ty.
Hiện nay, ở các công ty có quy mô trung bình trở lên thường có phòng nhân sự, mỗi cán bộ đảm nhận những lĩnh vực riêng: đào tạo, tuyển dụng hay xây dựng chính sách về lương bổng, đãi ngộ và bảo hiểm cho người lao động. Tại các công ty nhỏ, thì một người sẽ đảm nhận tất cả các nhiệm vụ trên.
Trong công tác về nhân sự, ông Vũ Văn Tuấn, tiến sĩ chuyên nghành quản trị nguồn nhân lực, giảng viên trường Quản trị kinh doanh Thames, nhấn mạnh yếu tố văn hóa của từng công ty, từng quốc gia. Các công ty vừa và nhỏ gốc Trung Quốc ở Philippine thường quản lý theo kiểu “gia đình”, coi trọng sự trung thành của nhân viên, không cần quy chế, quy định bài bản. Trong khi các các công ty Singapore có thiên hướng phương Tây nhiều hơn. Mọi chính sách được quy định rõ ràng, được văn bản hóa và thi hành chính sách không biệt thân, sơ. Người làm công tác nhân sự trở nên linh hoạt, tôn trọng những yếu tố văn hóa truyền thống trong quản lý con người.
Kim Liên là quản lý nhân sự cho công ty RPV, một công ty liên doanh của Nhật. Chị cũng cho biết những khó khăn khi phải điều hòa sự khác biệt về quan điểm, cách nghĩ trong quan hệ giữa ông chủ người Nhật và những công nhân Việt Nam. Công nhân Việt Nam do chưa hiểu biết đầy đủ thường có những phàn nàn, yêu cầu không chính đáng. Trong khi, các sếp Nhật lại rất khó chịu trước tác phong lề mề, làm không đến nơi, đến chốn của người Việt.
Chị kể có lần mâu thuẫn lên cao, công nhân đòi nghỉ việc, còn sếp thì cũng bực tức dọa đuổi hết những ai chống đối. Trong hoàn cảnh đó, chị chính là người đứng ra “dàn hòa” giữa hai bên. Chị luôn phải “mềm mỏng hóa” những đòi hỏi rất gay gắt của công nhân và những thông báo cứng rắn của ban giám đốc. Phải sau hai tháng, công nhân Việt Nam kiên nhẫn chờ đợi dưới sự thuyết phục của chị, còn 5-6 người Nhật “châu đầu vào tính toán” mới tìm ra cách bố trí ngày làm việc và ngày nghỉ phù hợp cho công nhân.
Vì thế, chị gọi mình là một “connector”. Theo chị, một connector giỏi là người phải biết điều hòa, làm sao để cấp trên có thể tin dùng, còn công nhân khi nhận xét về mình thì cũng dành những lời tốt đẹp “Anh ấy, chị ấy tốt lắm, tử tế lắm!”. Chị cho biết, có nhiều người cùng nghề rất được lòng sếp, “lương tăng vùn vụt” nhưng đánh mất sự yêu quý của các nhân viên dưới quyền.
Còn dưới góc nhìn của một CEO, ông Trương Quang Tùng, Giám đốc của Oxford Việt Nam, cho rằng người làm công tác nhân sự cần có những hiểu biết và phẩm chất riêng biệt. Trước hết, cần biểu biết cơ cấu và định hướng phát triển của doanh nghiệp để đề ra được phương án phát triển nhân sự phù hợp, biết cách chăm lo đời sống tinh thần cho anh em. Một yếu tố quan trọng là biết đánh giá chính xác năng lực của nhân viên để sắp xếp vào đúng vị trí. Đồng thời, có khả năng thương lượng và thuyết phục.
Hiện nay, mức lương của nghề nhân sự dao động, tùy thuộc vào mức độ công việc đảm đương, kinh nghiệm, học vấn và quy mô công ty. Ở các nước phát triển, thu nhập trung bình hàng năm của người quản lý nhân sự khoảng 65.000 USD, các chuyên gia về tuyển dụng khoảng 40.000 USD, chuyên gia về lương bổng, lợi ích nhận được 45.000 USD. Tại Việt Nam, mức lương trung bình thường từ 300 đến 800 USD/tháng.
Tuy nhiên, công tác nhân sự ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Người làm công việc nhân sự thường không được đào tạo bài bản. Họ xuất phát từ đa dạng các trường đại học khác nhau: Ngoại ngữ, Ngoại thương, Tài chính, Thương mại… Do đó, nhiều quản lý nhân sự thường chưa biết cách hỗ trợ, động viên và phát triển nhân viên của mình sao cho hiệu quả. Đồng thời, họ cũng mới dừng trách nhiệm ở các công việc mang tính chất hành chính, giấy tờ liên quan đến nhân sự mà chưa có đủ khả năng đưa ra các chính sách, quy định để giúp cho cấp trên quản lý tốt nhân viên, cũng như giúp các nhân viên tự quản lý và phát triển bản thân cho phù hợp với yêu cầu của tổ chức.
Về giải pháp cho những điểm yếu này, ông Vũ Văn Tuấn cho rằng các cán bộ nhân sự cần được đào tạo bài bản để có đủ khả năng tạo ra một môi trường và “hành lang” thuận lợi cho các nhà quản lý phát triển sức lao động của nhân viên. Trong thời gian ban đầu, các doanh nghiệp có thể tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn nhân sự bên ngoài.
Trong tương lai, khi Việt Nam gia nhập WTO, sức ép cạnh tranh buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự của mình. Nhiều công ty tư vấn nhân sự bên ngoài sẽ vào Việt Nam và các công ty tư vấn trong nước cũng đã nhìn thấy xu hướng hội nhập và đang chuẩn bị tốt để phục vụ các doanh nghiệp.

Nguyen ban: http://tintuc.ethitruong.com/Home/laodong-vieclam/huongnghiep/2006/06/9218.aspx




(Theo Ngôi Sao)

Tuesday, July 28, 2009

Nghe giao vien

Minh xin trich dan mot bai viet tren trang Dan Tri.

Một mùa thi sắp đến, các sĩ tử sẽ bắt đầu cuộc chạy đua vào cổng trường mà mình mong ước để có một nghề nghiệp sau này. Và một trong các nghề nghiệp đó là làm giáo viên.

CENTEA xin giới thiệu một bài viết đăng tải lại từ báo Dân Trí về những lý do để chọn nghề giáo. Thông qua bài báo này, chúng tôi mong muốn lắng nghe chính ý kiến của các Thầy Cô giáo đang ngày đêm miệt mài với công việc, với những học trò, với những băn khoăn đời thường của mỗi người, ... Xin mời Thầy Cô đọc bài báo bên dưới và chia sẻ với CENTEA những lý do mà mình đã chọn nghề giáo, vì còn ai nói thật về một công việc nào đó hơn chính người đang làm nghề đó? Thầy Cô có thể chia sẻ suy nghĩ, những lý do lựa chọn nghề giáo của mình ở mục Viết lời bình phía cuối bài.

Làm giáo viên, tại sao không?

Giảng dạy là một nghề đặc biệt, không phải ai cũng phù hợp với công việc này. Trong thực tế, có khá nhiều giáo viên đã bỏ việc chỉ sau 3 đến 5 năm công tác. Tuy nhiên, cùng với nghề này lại có rất nhiều phần thưởng “đền đáp”...Dưới đây là 10 lý do tại sao giáo viên lại là công việc thật tuyệt vời:

1. Phát hiện những tiềm năng của học sinh

Tất nhiên không phải mọi học sinh trong lớp của bạn đều sẽ thành công song thực tiễn đó không ngăn cản tiềm năng thành công của mọi học sinh. Việc khám phá những tiềm năng này sẽ rất thú vị, mỗi năm học mới sẽ đem đến cho bạn những thách thức mới và những cơ hội thành công mới.

2. Những thành công của học trò

Cũng gần như lý do vừa nêu, những thành công học trò gặt hái được chính là động lực khuyến khích các giáo viên phát huy công tác. Khi có học sinh nào đó không hiểu một khái niệm và nhờ sự giúp đỡ của bạn em đó đã hiểu ra, chỉ riêng điều đó đã khiến bạn phấn chấn rất nhiều rồi. Nhất là khi bạn có thể tiếp cận được với những học trò mà người khác cho là “không thể dạy dỗ” được thì quả thực thành công này rất đáng để bạn đổ ra bao tâm huyết cho công việc.

3. Dạy học cũng giúp bạn tự bồi bổ thêm kiến thức

Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu về một vấn đề nào đó tốt hơn khi bạn bắt đầu giảng về nó. Tôi còn nhớ năm đầu tiên tôi dạy chính trị. Tôi đã tiếp thu các khoá học về khoa học chính trị ở đại học và nghĩ rằng mình rất biết những việc đang làm. Nhưng những câu hỏi của sinh viên đã buộc tôi phải đào sâu suy nghĩ và học hỏi thêm. Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng phải mất ba năm giảng dạy để thực sự nắm vững về một vấn đề nào đó quả là rất đúng theo những gì tôi đã trải qua.

4. Luôn vui vẻ mỗi ngày

Nếu bạn có thái độ tích cực và khiếu hài hước, bạn sẽ luôn tìm thấy những điều có thể cười vui mỗi ngày. Đôi khi nhờ những câu chuyện vui bạn kể làm các sinh viên phá lên cười nhưng cũng có khi chính các em học sinh sẽ kể chuyện vui cho bạn nghe. Cũng có lúc các em nói điều gì đó thật buồn cười mà lại không nhận ra điều đó. Hãy biết tìm kiếm niềm vui và tận hưởng chúng mỗi ngày.

5. Tác động đến tương lai học trò

Điều này nói ra có vẻ hơi “cũ rích” nhưng đúng là mỗi ngày qua các giáo viên đã góp phần hình thành nên tương lai cho học sinh của mình. Trong thực tế, có thể thấy càng ngày các em càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ thầy cô giáo chứ không phải bố mẹ.

6. Trẻ trung hơn

Thường xuyên ở bên những người trẻ tuổi sẽ giúp bạn am hiểu về suy nghĩ, ý tưởng và chiều hướng tình cảm của những người trẻ. Điều đó cũng giúp xoá bỏ những rào cản về khoảng cách thế hệ.

7. Tự trị trong lớp học

Sau khi khép lại cánh cửa lớp học và bắt đầu giảng dạy thì giáo viên chính là người duy nhất có quyền quyết định mọi việc. Không có nhiều công việc tạo cho người ta cơ hội có được nhiều không gian để sáng tạo và tự trị đến như vậy.

8. Giúp ích cho cuộc sống gia đình

Nếu bạn đã có con đến tuổi đi học thì lịch làm việc ở trường sẽ cho phép bạn có thời gian nghỉ ngơi giống như các con. Thêm nữa, mặc dù đôi khi bạn phải đem việc về nhà làm nhưng bạn luôn có thể về nhà gần như đúng giờ cùng với các con.

9. Công việc ổn định

Ở nhiều nơi giáo viên là lực lượng tương đối khan hiếm. Điều đó cho thấy để tìm công việc giảng dạy không khó, mặc dù bạn có thể phải chờ tới thời điểm bắt đầu năm học và có khi phải dạy ở xa nhà. Tất nhiên về yêu cầu với giáo viên thì mỗi vùng mỗi khác nhưng nếu đã chứng tỏ được mình là người có năng lực giảng dạy thực sự, bạn sẽ tìm được việc cũng như chuyển đổi công tác rất dễ dàng.

10. Được nghỉ hè

Trừ khi bạn làm việc ở một trường thực hiện chương trình giảng dạy suốt cả năm, còn không bạn sẽ được nghỉ hè khoảng một vài tháng. Thời gian nghỉ đó bạn có thể tranh thủ làm thêm một công việc nào đó như dạy thêm hoặc nghỉ ngơi, đi du lịch.

Đỗ Dương (Theo About) - Dân Trí

Nếu các bạn muốn đọc nguyên bản và có cả comments của người đọc thì click vào link sau đây:
http://www.giaovien.net/trao-doi/chat-voi-centea/lam-giao-vien-tai-sao-khong.html">http://www.giaovien.net/trao-doi/chat-voi-centea/lam-giao-vien-tai-sao-khong.html

Saturday, July 25, 2009

Di choi Do Son 19 thang 7/2009









Hi,


Minh post mot so anh hom di choi Do Son nhe! Lan nao di choi Do Son, doi quan cua minh cung khong đủ, nhưng rất đông vui.


Hòa nam hôm nay rủ về đi Lựng Xanh nhưng không về được. Mùa này đi Lựng Xanh là tuyệt vời đay.


Ê các cạ đi chơi ơi, chịu khó vào blog của mình và cho ý kiến và comments để làm sao cho blog này trở nên cập nhật và gần gũi hơn với các bạn nhé! Hãy coi blog này là diễn đàn chung của mọi người để chia sẻ và cập nhật tin tức của nhau nhé!



Do Son Jul 09 - photo show with music

Thursday, July 23, 2009

Lam viec cho cac NGOs (tiep theo)

Công việc tại các tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations, gọi tắt là NGOs) khá hấp dẫn vì tại đây có môi trường làm việc quốc tế, đa văn hoá, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với loại công việc đặc biệt này.


Các tổ chức NGOs đã tồn tại rất lâu trên thế giới dưới nhiều dạng khác nhau thường hoạt động trong các lĩnh vực nhân đạo, phát triển cộng đồng, năm 1945 hiến chương của liên hợp quốc đã chính thức thừa nhận vai trò của những tổ chức này. Tại nước ta các tổ chức NGOs quốc tế đóng góp một vai trò hết sức to lớn trong công cuộc xóa đòi giảm nghèo. Một trong những điểm hấp dẫn nhất khi làm việc tại NGOs đó là công việc mang tính nhân đạo nên môi trường làm việc tương đối “lành”: mọi người vui vẻ, hoà đồng, tự do cá nhân được đề cao, bạn có thể phát triển những mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp.


Công việc tại NGOs như thế nào ?


Công việc của nhân viên trong bộ phận chương trình là điều hành các dự án của NGOs, các nhân viên trong bộ phận này thường phải đi nhiều nơi, giao tiếp với nhiều tầng lớp trong xã hội từ chính quyền cho tới đồng bào vùng sâu vùng xa, làm việc với người nước ngoài. Do đặc điểm này nhân viên chương trình có điều kiện rèn luyện sự chín chắn, tự tin và đặc biệt là lối sống vì cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên mặt trái của vị trí này là thường xuyên phải đi công tác, có thể phải xuống các vùng sâu vùng xa ăn ở cùng người dân nên thời gian dành cho gia đình bị ảnh hưởng nhiều. Thường chỉ những ai thực sự muốn cống hiến cho xã hội và cộng đồng mới thích hợp với vị trí này.

Công việc của các nhân viên bộ phận hành chính cũng giống với công việc văn phòng công ty. Các tổ chức NGOs quốc tế (INGOs) có chế độ đãi ngộ ngoài lương tốt, cộng thêm với việc ổn định và tương đối ít áp lực. Tuy nhiên, mảng tài chính của NGOs nhân đạo không phức tạp như các doanh nghiệp nên sẽ không học được nhiều về nghiệp vụ. Điều này khiến bạn gặp nhiều khó khăn nếu muốn chuyển sang làm cho doanh nghiệp

Thu nhập tại NGOs?

Trở thành nhân viên các tổ chức NGO lớn đồng nghĩa với việc thăng tiến từ từ, cuộc sống luôn khấm khá, nhưng cũng không giàu hẳn như khối business. Mức lương của các tổ chức NGOs lớn thường vào khoảng như sau: nhân viên mới: 300 – 500USD. Nhân viên 3-5 năm: 600 – 800USD, tuy nhiên mức lương này thường đòi hỏi bạn phải có bằng Master, khả năng quản lý dự án tốt và thường xuyên phải đi công tác dài ngày ở các tỉnh vùng sâu vùng xa. Nhân viên 6-10 năm: 800 – 1,000USD. Chuyên gia: 1,500 – 3,000USD, trưởng đại diện tại VN: 5,000 – 6,000USD.

Làm thế nào để xin vào các tổ chức NGO?

Tương đối khó cho sinh viên mới ra trường khi xin vào các NGOs uy tín. Các tổ chức này thường đòi hỏi kinh nghiệm từ 2 năm trở lên tại các vị trí tương tự. Đối với các NGOs hoạt động về nhân đạo, một cách cho sinh viên đó là xin làm tại vị trí thực tập sinh - Internship (các NGOs có thể chấp nhận sinh viên năm thứ 4) sau khoảng 1 năm làm Intership, nếu thành công bạn có thể chuyển sang làm trợ lý dự án Assistant (lúc này bạn đã được công nhận là thành viên của NGOs và có lương khoảng 300$). Điểm yếu của các NGOs nhân đạo là bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chuyển sang làm kinh doanh do tính chất công việc và môi trường công tác khác nhau.

Xin được trích dẫn ý kiến của một số anh chị đang làm việc tại NGOs thay cho phần kết

Chị Hoàng Thu Hương - cựu sinh viên FTU – nguyên cán bộ tài chính của Qũy cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, hiện đang du học tại Anh - Chị nghĩ nếu là phụ nữ và mong muốn ổn định thì có thể làm lâu dài cho NGOs với vị trí kế toán hoặc hành chính (vị trí bên chương trình thì sẽ hiểu biết nhiều hơn nhưng cũng vất vả hơn nhiều, vì thường xuyên phải đi công tác).

Chị Đỗ Mỹ Anh – cựu sinh viên FTU – Program officer của Operation Smile: Nhìn chung công việc của NGO là phải công tác nhiều, nên thời gian dành cho gia đình nhiều khi cũng bị giảm bớt đi. Có nhiều người phụ nữ khi có gia đình rồi thì không làm cho NGO, đặc biệt là bộ phận thực hiện chương trình nữa, nhưng cũng không ít người vẫn theo đuổi nếu có khả năng về quàn lý công việc và quản lý thời gian rất tốt.
KEN & Yubi
Xin được chân thành cảm ơn chị Đỗ Mỹ Anh – điều phối viên Operation Smile, Chị Hoàng Thu Hương – nguyên cán bộ tài chính của hội cựu chiến binh Mỹ, anh Vũ Hoài Nam - Chain Development Officer của VEGO, chị Trần Thu Trang – nhân viên dự án tại Bắc Kạn tổ chức AMDA - MINDS đã nhiệt tình cố vấn cho bài báo này.

Nguyen goc: http://qhvf.org/qhf/news_16_L%C3%A0m-via%BB%87c-cho-c%C3%A1c-ta%BB%95-cha%BB%A9c-phi-ch%C3%ADnh-pha%BB%A7-%E2%80-c%C3%B3-n%C3%AAn-kh%C3%B4ng.html

Lam viec cho cac NGOs (tiep theo)

Càng ngày, càng có nhiều bạn trẻ tìm đến làm việc tại các tổ chức phi chính phủ. Thậm chí họ còn sẵn sàng hy sinh một công việc ổn định để được “xê dịch” cùng các dự án từ thiện và phát triển cộng đồng. Vì sao nó lại có sức hút ghê gớm như vậy?
Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ, cũng giống như bạn bè mình, Hương xin vào dạy học tại một trường THPT dân lập. Tuy nhiên mới làm việc được một năm thì cô đã nhảy việc. Lựa chọn của Hương lại là một tổ chức phi chính phủ (Non-goverment Organization: NGO) có tên CCF - Christian Children Fund của Australia, chuyên về các dự án hỗ trợ cộng đồng, trong đó tập trung vào đối tượng trẻ em.

Tại đây, cô được truyền đạt về phương pháp quản lý dự án, về phẩm chất luôn quan tâm và đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết của những người làm dự án. Vốn tính năng động, thích giao lưu, hoạt động xã hội, tiếng Anh lưu loát, cô nhanh chóng thích ứng được công việc. Hương tâm sự: Rất nhiều người đã hỏi mình vì sao lại “đắm đuối” với công việc như vậy. Câu trả lời của mình chính là NGO thực sự hấp dẫn. Hiện ở Việt Nam có hàng trăm dự án phi chính phủ, thông tin tuyển dụng rất nhiều, từ vị trí quản lý dự án, cán bộ dự án, điều phối viên đến phiên dịch, thư ký và trợ lý dự án.

Nếu bạn có vốn ngoại ngữ, niềm say mê, tại sao không thử cân nhắc một vị trí cho mình xem sao? Môi trường làm việc tại các NGO rất phù hợp với các bạn trẻ, nhất là các bạn mới ra trường. ở đây, người ta sẵn sàng tạo điều kiện cho những người chưa có kinh nghiệm, tin tưởng giao việc và được hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết.

Điều đó tạo ra niềm tin và sự hứng khởi với những người trẻ. Bên cạnh đó, vốn ngoại ngữ của bạn sẽ được thực hành và nâng cao, quá trình làm việc với những đồng nghiệp nước ngoài sẽ cho bạn một phong cách làm việc chuyên nghiệp. Nói chung chỉ cần một năm làm việc tại NGO, con người bạn sẽ trưởng thành lên rất nhiều”. Phần thưởng sau mỗi chuyến công tác dài ngày theo Hương là nụ cười, niềm vui của các em nhỏ ở những miền đất xa xôi.

Mặc dù công việc phải “xê dịch” suốt nhưng có đến 2/3 cán bộ làm trong các dự án của các tổ chức phi chính phủ là nữ. Theo lý giải của các chuyên gia, công việc này luôn đòi hỏi sự mềm mỏng, kiên trì, tế nhị và cảm thông. Việc thay đổi một thói quen, một nếp nghĩ trong sản xuất, sinh hoạt - nội dung chủ yếu của các dự án - không phải là đơn giản. Có những việc mà người làm dự án có thể làm hộ người dân rất nhanh chóng, nhưng không thể. Điều quan trọng là phải chỉ cho họ thấy, để họ tự làm, tự thay đổi. Những lúc đó, hơn bao giờ hết, cán bộ dự án phải là những người “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn tỉ mỉ, ăn, ở, làm cùng người dân, tạo cho họ niềm tin và hứng khởi.

Cũng giống như các ngành nghề khác, làm việc cho dự án phi chính phủ, cũng được hưởng đầy đủ các chính sách ưu tiên như chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ cưới, nghỉ sinh, nghỉ không ăn lương... Khi con bé chưa đủ 1 tuổi, cán bộ nữ được ưu tiên không phải đi công tác xa. Thậm chí ở nam giới cũng được... nghỉ 10 ngày khi vợ sinh con!

Tuy nhiên đây là dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nên yếu tố đầu tiên bạn phải có, đó là ngoại ngữ. Hầu hết các vị trí đều đòi hỏi trình độ ngoại ngữ thành thạo cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Chị Hương Lan, trưởng phòng Nhân sự, tổ chức Enda Việt Nam (tổ chức về phát triển môi trường) cho rằng: Yếu tố đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất của cán bộ dự án là lòng nhiệt tình, thái độ chuẩn mực, mong muốn học hỏi và cầu tiến, trung thực, tinh thần trách nhiệm cao và khả năng làm việc theo nhóm. Những kỹ năng khác, người ta sẵn sàng đào tạo lại cho bạn. Song điểm yếu mà các bạn trẻ thường mắc phải lại chính là họ không biết tự thể hiện thế mạnh của mình, thiếu tự tin và thiếu cá tính sáng tạo.

Tuy nhiên có một thực tế khác là các bạn trẻ thường chỉ coi NGO như một điểm dừng chân chứ không phải là mục đích sự nghiệp của mình. Đó cũng là điều dễ hiểu. NGO sẽ cho bạn tư duy làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng sống tốt nhưng lại không có cơ hội thăng tiến và một sự đảm bảo chắc chắn cho tương lai. Song, nếu cần một môi trường làm việc chuyên nghiệp và phủ lấp thời gian chờ đợi một công việc tốt hơn thì NGO lại là một sự lựa chọn hợp lý.


---------

Vậy còn bạn, bạn có hứng thú làm việc tại các tổ chức phi chính phủ? Định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn là gì?

Nguyen goc: http://4rum.hn-pdp.info/index.php?showtopic=5979

Lam cho cac NGOs (cac to chuc Phi Chinh Phu)

Lương 500 - 900 USD/tháng. Thoắt ở TPHCM, thoắt Bến Tre, Bình Phước, Đắk Lắk... Đến đâu, người dân quê chất phác cũng hồ hởi mang hoa trái vườn nhà ra đãi vì quý “cô dự án”.

Vui buồn cùng dự án

Nếu hỏi Trần Thanh Huyền vì sao cô gái Hà Nội này từ bỏ một chỗ làm ổn định trong ngành ngân hàng để chọn những dự án phi chính phủ, câu trả lời sẽ khiến bạn không khỏi ngẫm nghĩ một chút về ý nghĩa cuộc sống...

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, sau 7 năm làm việc tại một ngân hàng nhà nước, Huyền tham gia khóa Thạc sĩ Quản lý phát triển tại Philippines. Tại đây, cô được truyền đạt về phương pháp quản lý dự án và phẩm chất cốt lõi của người làm dự án: phải luôn quan tâm tới lợi ích cộng đồng và đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết.

Từ bỏ nguyên tắc lợi nhuận là tối cao của ngành ngân hàng, về nước, cô chọn các dự án phi chính phủ. Từ đó tới nay, Huyền đã “lang thang” qua nhiều tỉnh thành với các dự án của Oxfam, Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng Thế giới...

Hiện cô đang ở TPHCM làm điều phối viên cho một dự án phi chính phủ của Mỹ. Mỗi lần đi công tác dài ngày ở các tỉnh, chiếc xe máy mang biển số Hà Nội của cô lại phải di dời đến cơ quan vì sợ... trộm!

Phần thưởng lớn nhất đối với những người làm dự án phi chính phủ như Huyền chính là cuộc sống tốt đẹp hơn mà dự án mang lại cho bà con. Khi còn làm cho Dự án phát triển kinh tế phụ nữ của Oxfam Quebec, Huyền đã về Phong Dụ (Quảng Ninh) giúp phụ nữ ở đây phát triển nghề thêu thổ cẩm truyền thống.

Cô gái Hà Nội lần đầu tiên chứng kiến cuộc sống khổ cực của người phụ nữ nơi đây, quanh năm quần quật với nương rẫy lợn gà nhưng không được nắm đồng tiền, không có tiếng nói trong gia đình, thậm chí có thể bị chính chồng mình... bán qua biên giới. Họ biết thêu thổ cẩm - những mũi thêu rất độc đáo - nhưng chỉ thêu lên váy, lên khăn của mình.

Dự án giúp họ tính toán sản xuất một cách kinh tế, giúp thiết kế những mẫu gối, khăn ăn, túi xách và tìm đầu ra cho sản phẩm. Khi dự án kết thúc, vẫn là núi rừng Phong Dụ thâm u, nhưng người phụ nữ nơi đây đã biết làm kinh tế, có tiếng nói trong gia đình và làm chủ cuộc đời mình. Huyền rất vui khi biết có một tổ chức phi chính phủ khác đang tiếp tục các dự án phát triển kinh tế khác với những phụ nữ nơi đây.
Ngoại ngữ, chuyên môn và kinh nghiệm

Hiện ở Việt Nam có hàng trăm dự án phi chính phủ, thông tin tuyển dụng rất nhiều, từ vị trí quản lý dự án, cán bộ dự án, điều phối viên đến phiên dịch, thư ký và trợ lý dự án. Nếu bạn có vốn ngoại ngữ, chuyên môn và kinh nghiệm, tại sao không thử cân nhắc một vị trí cho mình xem sao?
Vì đây là dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nên yếu tố đầu tiên bạn phải có, đó là ngoại ngữ. Hầu hết các vị trí đều đòi hỏi trình độ ngoại ngữ thành thạo cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Vì bạn có thể phải lập dự án, thuyết trình và bảo vệ những ý kiến của mình trước các “sếp Tây” ngay từ vòng tuyển dụng, nên dù bạn có “găm” chứng chỉ ngoại ngữ đầy mình nhưng không có thực lực thì cũng thất bại mà thôi.

Với vị trí phiên dịch, thư ký và trợ lý dự án, nhà tuyển dụng thường đòi hỏi 2, 3 năm kinh nghiệm. Nhưng với những vị trí cao hơn như quản lý, cán bộ và điều phối viên dự án, yêu cầu tuyển dụng thường là 5 năm, có khi 10, 15 năm. Khi phỏng vấn, người ta sẽ đưa ra rất nhiều những tình huống cụ thể, và kinh nghiệm của ứng viên sẽ bộc lộ thông qua việc xây dựng kịch bản tình huống.

Ví dụ: “Đối tác của bạn trong dự án đã bị chỉ trích là sử dụng tiền không đúng mục đích hoạt động của dự án. Bạn là cán bộ dự án phụ trách tỉnh đó, đối tác đó. Bạn sẽ xử lý như thế nào?”. Và đây là câu trả lời của người chiến thắng: “Tôi cần nghiên cứu kỹ xem vấn đề gì đã xảy ra, có thật là họ đã sử dụng vốn sai mục đích hay không hay đó chỉ là lời đồn ác ý, hoặc do hiểu lầm lẫn nhau, tức là tôi phải thẩm định thông tin cho chính xác. Nếu thực sự họ có sử dụng sai mục đích, tôi phải tìm hiểu động lực phía sau: vì tiền, vì không hiểu chính sách, hay vì lý do nào khác. Sau đó tôi phải có cách hành xử thật tế nhị vì nếu tôi làm họ bẽ mặt, có thể họ sẽ không hợp tác và dự án không thể hoạt động tại đó”.

Ở những vị trí chủ chốt, chuyên môn là yếu tố không thể thiếu. Nếu dự án về trẻ em, bạn phải có chuyên môn về trẻ em, làm về cấp thoát nước thì bạn phải có chuyên môn về cấp thoát nước.

Với một vị trí tuyển dụng, thường có đến 20 - 30 ứng viên. Sau khi lọc hồ sơ, sẽ có 2 - 3 vòng phỏng vấn. Ở vòng phỏng vấn đầu tiên, nhà tuyển dụng thường hỏi các vấn đề chung chung như: quá trình học hành của bạn, bạn có những kỹ năng gì thích hợp với vị trí này, quá trình công tác trước đây ra sao, tại sao lại chuyển vị trí... Nếu bạn ở xa, cuộc phỏng vấn thứ nhất không cần phải trực tiếp mà có thể qua điện thoại. Có nhiều trường hợp, nếu bạn ở xa và đã qua vòng 1, nhà tuyển dụng sẽ gửi cho bạn vé máy bay và chi phí ăn ở để bạn có thể tham gia phỏng vấn trực tiếp. Vòng cuối cùng sẽ là vô số các tình huống xây dựng kịch bản dành cho bạn.

Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng xét đến các kỹ năng khác như: kỹ năng xây dựng, thực hiện, giám sát dự án, kỹ năng làm việc cộng đồng và làm việc với cơ quan đối tác, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc tập thể và năng lực làm việc độc lập...

Tuy nhiên, đừng thấy những điều kiện tuyển dụng quá khắt khe mà nản lòng. Nếu bạn chưa tốt nghiệp hoặc mới ra trường, chưa có kinh nghiệm và những năng lực kể trên, bạn có thể nộp hồ sơ vào vị trí thực tập sinh. Làm và có lương đàng hoàng. Cùng với thời gian, có cơ hội cọ xát với công tác dự án, bạn sẽ tự tin để nộp đơn vào những vị trí cao hơn.

Nguyen goc: http://www.hrvietnam.com/employers/hiringtool/advice_detail/226


Theo Thanh nien

Wednesday, July 15, 2009

when a child is born by Connie Talbot

Please try it! It's so amazing!

http://www.youtube.com/watch?v=8DUjZ6pQ-DQ

Handy man

Do you know this song?

This is the song of early 20th century I think. But I find its melody very sweet.

Just try it here:

http://www.youtube.com/watch?v=x3oEIEVSSzA&feature=related

Tuesday, July 14, 2009

All out of love

Do you ever hear the song named "All out of love" performed by Air Supply?

I got crazy about it right from the first time I heard it.

But recently I happened to hear that song be covered by others, which is also very worth listenging to. Do you wanna try it now?

1. By Declan

http://www.youtube.com/watch?v=gfN_S05L6u0

2. by Westlife

http://www.youtube.com/watch?v=_3-_DaukjqU

Very very wonderful!

Enjoy yourself with it!


By Declan




By Westlife



By Air Supply

sharing after the introduction

Hi, maybe Hong coi and Xuyen may find this sharing interesting!

Yesterday I just returned from a sharing session done by May school in Hanoi. Why was I at the sharing session?

Because I had sent my application to May school and I was contacted to come there to listen to their introduction about the school before deciding to go to next rounds.

I was very much impressed by what they said during the introduction session. They talked about their goal, their students, teachers, recruitment procedure, teaching methods, their strategies to improve their teachers... very interesting. I myself find it professional.

They also said that the fee they collect from their student is very low but student there can learn with native speakers and they never lack students, just lack teachers. The thing by which I was most impressed is the procedure they use to select teachers and train teacher. That's designed professionally.

I just wish in the future I would be able to open a similar one in Kien An. But you know Kien An will have to wait a long time to have parents invest in their English study of their children like in HN. And tons of other difficulties will challenge us!

But you know, if you want to succeed with the job of teaching English, you shouuld focus on one kind of learner only. For example, you just teach English to children. Because each kind of learner require different way of teaching.

Xuyen oi, when I was attending the presentation of May school, I thought of you because if you had opportunity to work in May school, you would learn a lot of things.

But they always have need for teacher. So if you think of going to Hanoi to work in the field of teaching, please contact them.

So this is just for sharing.

hope to get feedback from you,

cac ban co the post anh len blog cua minh nhe

Chao cac ban,

Cac ban co the post anh len blog cua minh nhe!

Very welcome!

mong nhan duoc comment cua cac ban

Hello every one,

Dao nay cung hoi ban, hon nua cung hoi luoi nen chua update gi cho blog ca. Nhung cac ban luu y mot dieu la blog nay la noi chia se thong tin giua moi nguoi. Vi vay, moi nguoi comment va chia se thong tin thoai mai nhe!

Hy vong nhan duoc comment va thong tin nhieu tu cac ban!

Chuc mot ngay vui ve